300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Blog Archive

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Tagged under:

Công dụng cỏ Mần Trầu | vị thuốc đa tác dụng | Hằng Lê HG85

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Tagged under:

Công dụng thần kỳ của cây đinh lăng| lá đinh lăng| Hằng Lê HG85

Cây đinh lăng – thần dược cho sức khỏe Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, thân gỗ có chiều cao từ 0,8 đến 1,5m. Là loại cây có sức sống mãnh liệt,. Trước đây người ta thường chỉ thu hoạch lá đinh lăng như một loại rau gia vị, gần đây thì người ta thu hoạch cả rễ cây bằng cách đào lên rửa sạch và phơi khô Cây đinh lăng được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta Cây đinh lăng có nhiều loại: đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá nhuyễn, đinh lăng lá to,… Cây đinh lăng lá nhỏ là loại đinh lăng phổ biến nhất, khi chúng ta nhắc tới cây đinh lăng thì hình ảnh đầu tiên chúng ta liên tưởng đó chính là giống cây này. Loại cây này thường dùng để làm lá gia vị, hoặc lấy thân và rễ cây để làm thuốc Những công dụng của cây đinh lăng: Chữa phong thấp, tê nhức chân tay, đau nhức lưng gối: thân cành đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, lá lốt, rễ xấu hổ, bưởi bung, mỗi loại 10g) cho vào 600ml nước, sắc cô còn 300ml, uống mỗi ngày 3 lần. Đinh lăng chữa tê khớp và đau lưng mỏi gối, bệnh gút: Dùng thân cành cây đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng cây đinh lăng có thể điều trị những chứng bệnh như: Phong thấp, đau lưng, cảm sốt, mụn nhọt, phòng bệnh kinh giật ở trẻ nhỏ, giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, xông lá đinh lăng giúp thải mồ hôi, hạ nhiệt… Trong Đông Y, mọi bộ phận trên cây đinh lăng đều có thể dùng được. Tuy nhiên mỗi bộ phận sẽ có những cách dùng khác nhau. + Lá đinh lăng phải mang phơi khô, sao vàng, hạ thổ thì mới có thể dùng làm gối nằm để trị mồ hôi trộm, đau đầu, tăng cường trí nhớ. + Thân cây đinh lăng băm nhỏ, sao vàng, hạ thổ, để sắc nước uống. Rễ cây đinh lăng có thể ngâm rượu. Trong rễ cây đinh lăng còn chứa những thành phần có thể gây hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, nếu dùng quá liều lượng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tiêu chảy và kèm theo nôn mửa. Rễ cây đinh lăng càng lâu năm thì thành phần dược tính của nó càng mạnh. Vì vậy khi dùng cần phải thật sự thận trọng. Đinh lăng là một vị thuốc tốt và dễ tìm tại Việt Nam. Các hoạt dược tính trong đinh lăng được ứng dụng phổ biến trong y học. Bởi vì hàm lượng dược tính cao nên khi phơi khô lá đinh lăng phải đúng cách. Nếu thực hiện sai quy trình thì vị thuốc mất dược tính và không đảm bảo công dụng lá đinh lăng phơi khô. Thông thường lá và củ đinh lăng thường dùng làm thuốc. Người dân dùng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống chữa bệnh, thải độc. Nếu muốn tích trữ dùng lâu ngày sẽ phơi khô đinh lăng hoặc sao vàng hạ thổ đinh lăng bảo quản lâu dài. Trong ghi nhận Đông y, dược liệu đinh lăng khô có vị ngọt, vị hơi đắng, tính mát Công dụng của lá đinh lăng phơi khô Cây đinh lăng có rất nhiều công dụng trong điều trị các chứng suy nhược nói chung. Rễ và lá đinh lăng là những bộ phận thường được dùng làm thuốc. Đối với lá đinh lăng, vị thuốc được dùng tươi hoặc dùng khô tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Những công dụng chính của lá đinh lăng phơi khô được công nhận trong Y học dân tộc gồm có: + Nước lá đinh lăng khô có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ cơ thể suy nhược gầy yếu. + Thải độc cơ thể, chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa chứng mụn nhọt, sưng tấy. + Cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mề đay. + Tác dụng an thần, chữa mất ngủ và tăng cường trí nhớ. + Hỗ trợ điều trị các trường hợp tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu. + Đinh lăng khô chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp. Cách phơi lá đinh lăng để uống đơn giản nhưng bạn nên chú ý thực hiện đúng quý trình để vị thuốc bảo toàn được dược tính. Hướng dẫn cách phơi khô lá đinh lăng như sau: + Trước tiên cần chọn lá đinh lăng già, không bị sâu, sử dụng cả cọng và cuống lá. + Đem lá đinh lăng đi rửa thật sạch, cho lá vào ngâm nước muối 20 phút và rửa lại với nước. + Để đinh lăng ráo nước, sau đó cắt khúc bằng ngón tay và đem đi trải đều phơi nắng. + Không nên phơi nắng gắt vì sẽ làm cháy lá, khi phơi nên đảo lá đều và nhẹ tay. + Phơi đến khi lá đinh lăng khô hẳn thì đợi cho lá nguội, bớt giòn cho vào túi nilon bảo quản nơi khô thoáng dùng dần. Mục đích của sao vàng hạ thổ là giúp bảo quản vị thuốc lâu hơn. Sau khi sao vàng, dược liệu được đem đi hạ thổ sẽ hấp thu tinh túy của đất thời, từ đó phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt hơn. Khi sao lá đinh lăng để uống, nếu dùng để sắc nước uống chữa bệnh thì sao luôn cả cành và lá đinh lăng Đinh lăng phơi khô độc vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ sung dưỡng chất giúp điều trị suy nhược. Ngoài ra khi kết hợp với các vị thuốc Đông Y khác có thể hỗ trợ chữa một số bệnh lý về xương khớp, tim mạch…Sau đây là những bài thuốc từ lá đinh lăng phơi khô được ứng dụng rộng rãi: Lá đinh lăng khô làm gối cho bé Gối đinh lăng khô có mùi hương thoang thoảng, dễ chịu giúp trẻ nhỏ ngủ ngon và lấn át mùi mồ hôi, mùi sữa,… Ngoài ra, đinh lăng dưới gối cũng giúp củng cố thông kinh lạc, giải phóng sự ức chế xuất hiện ở vỏ não bộ nơi đầu nằm của trẻ. Từ đó trẻ được thoải mái, dễ chịu, không bị ra mồ hôi trộm hay giật mình khi ngủ. Cách thực hiện: + Lưu ý nên dùng lá đinh lăng không chứa cọng hay cuống lá, vì cọng cứng có thể gây đau cho bé khi nằm. + Trước khi cho lá đinh lăng vào gối, lót trước lớp bông gòn rồi cho thêm lá đinh lăng khô (tỉ lệ là 2 bông gòn: 1 lá đinh lăng) vào trong. + Dùng tay dàn đều đinh lăng dưới lớp bông gòn sau đó đóng vỏ gối lại cho kín lót đầu cho bé ngủ. Đinh lăng chữa mề đay, mẩn ngứa Lá đinh lăng phơi khô có tính kháng viêm mạnh. Nước lá đinh lăng được đánh giá mang đến hiệu quả trong điều trị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng. Có thể kết hợp uống nước lá đinh lăng phơi khô và đắp đinh lăng tươi ngoài da để tăng hiệu quả điều trị: Cách thực hiện: + Chuẩn bị từ 50gram lá đinh lăng khô rửa sạch, để ráo nước. + Cho đinh lăng khô vào ấm sắc với 500ml nước đến khi sôi. + Đun nước đến khi hỗn hợp cạn còn 250ml nước thì tắt bếp. + Dùng nước này uống khi còm ấm, nên uống sau bữa ăn. + Áp dụng trong 10 ngày, kết hợp đắp đinh lăng sẽ thấy hiệu quả. Nước lá đinh răng chữa ho lâu ngày Một công dụng lá đinh lăng phơi khô được nhiều người áp dụng trong chữa ho khan, ho có đờm lâu ngày. Đối với trường hợp ho dai dẳng lâu ngày, dùng thuốc tây khoảng 3 ngày không khỏi có thể thử uống nước lá đinh lăng đã sao khô. Trong đinh lăng có thành phần vitamin và các chất chống viêm tự nhiên có thể khắc phục sự phát triển của virus, mầm bệnh gây ho. Cách thực hiện: + Sử dụng 50 gram lá đinh lăng phơi khô, sao vàng cùng vài lá gừng tươi. + Cho hỗn hợp đun với lửa nhỏ, uống thay nước mỗi ngày. + Uống liên tục trong nhiều ngày sẽ nhận thấy cơn ho thuyên giảm nhanh chóng. Đinh lăng chữa mất ngủ Công dụng được nhiều người biết đến của đinh lăng là chữa được chứng mất ngủ. Trong ghi nhận Đông Y, lá đinh lăng có tác dụng hiệu quả thông kinh lạc, giải phóng sự ức chế xuất hiện ở vỏ não bộ. Người cao tuổi thường xuyên trằn trọc khó ngủ, uống nước lá đinh lăng phơi khô thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thần kinh tọa, phòng ngừa lão hóa sớm… Nếu bạn nhận thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, xuống sức, thường xuyên mất tập trung do mất ngủ nên áp dụng phương thuốc sau: + Chuẩn bị 24g lá đinh lăng, 20g lá Vông, 20g Tang Diệp, 12g tâm sen, 16g Liên Nhục. + Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. + Cho nguyên dược liệu vào nồi đun cùng 400ml nước trên lửa vừa. + Đun đến khi hỗn hợp nước còn 150ml thì dùng uống khi còn nóng. Đinh lăng khô chữa bệnh thận Một công dụng ít được biết đến của đinh lăng khô là bổ thận, lợi tiểu, hỗ trợ bài tiết thuận lợi. Lá đinh lăng có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh thận, và nhất là sỏi thận. Vì thế, bệnh nhân đang mắc bệnh thận có thể uống lá đinh lăng mỗi ngày để hỗ trợ khắc phục bệnh. Cách thực hiện bài thuốc như sau: + Lá đinh lăng khô 25 gram, lá vông 20 gram, liên nhục 16 gram, tâm sen 12 gram, lvà tang diệp 20 gram. + Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch và để ráo nước, sau đó đun cùng 400ml nước. + Đun đến khi thuốc sắc còn khoảng 150ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày. Bên cạnh việc điều trị bằng dược liệu, người bệnh có thể chế biến các món ăn từ lá đinh lăng để bổ sung dinh dưỡng. Đinh lăng phơi khô được đánh giá là vị thuốc mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên ở mỗi người bệnh, với đặc điểm cơ địa khác nhau và cây thuốc có thể phát huy hiệu quả nhanh hoặc chậm. Nếu đã sử dụng đinh lăng chữa bệnh trong thời gian 2 – 3 tuần mà không nhận thấy chuyển biến, bạn nên tìm đến phương thuốc điều trị khác hiệu quả hơn. Bất kỳ vị thảo dược nào cũng có thể mang lại những phản ứng phụ nếu người bệnh sử dụng sai cách, hoặc quá lạm dụng chúng Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về công dụng lá đinh lăng phơi khô. Trong mọi trường hợp phát sinh bất thường trường điều trị, bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để nhận được hướng dẫn cụ thể.