Cỏ mực hay dân gian còn gọi cỏ nhọ nồi là loại cây hoang mọc khắp mọi nơi ở nước ta. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy trong cỏ mực có các chất: saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A, vitamin K... Vì vậy, cỏ mực có tác dụng cầm máu, diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, ức chế ung thư, dưỡng da, đen tóc.
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, kim lăng thảo, mặc liên thảo,… Sở dĩ cỏ mực được gọi bằng cái tên như vậy là vì khi vò nát, nước cây có màu đen như mực
Cỏ mực là loại cây cỏ sống một năm hoặc nhiều năm. Cây thường mọc thẳng đứng hoặc mọc bò với chiều cao trung bình từ 0.2 – 0.4m. Thân cây có màu lục nhạt hoặc nâu, hơi đỏ tía và có lông thưa. Lá mọc đối, gần như không có cuống.
Hoa có màu trắng, hình đầu và mọc ở ngọn thân hoặc kẽ hở lá.
Cây cỏ mực được tìm thấy nhiều ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, một số nước khác thuộc vùng Nam Á. Ở mỗi nước, loại cây cỏ hàng năm này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
• Ấn độ: Cây thường được sử dụng như vị thuốc quý giúp trị gan, vàng da, chảy máu miệng, ăn khó tiêu. Bên cạnh đó, chúng còn dùng để làm thuốc nhuộm tóc, làm thuốc bổ tổng quát, trị nấm lác đồng tiền hoặc chữa bị bọ cạp cắn,…
• Trung Quốc: Dùng cây cỏ mực để kích thích mọc tóc và điều trị chứng tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da,… Ngoài ra, lá cây cỏ mực tươi có thể dùng để bảo vệ tay, giúp phòng nhiễm độc, sưng mỗi khi làm đồng áng.
Theo Y học cổ truyền, cây cỏ mực có tính mát, vị chua pha lẫn ngọt, tác dụng chính vào 2 kinh can thận, giúp thanh can nhiệt, điều trị xuất huyết nội tạng và các triệu chứng sưng tấy
Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong cây cỏ mực chứa nhiều tinh dầu, Carotene và các Alcaloid có tác dụng tăng tốc độ đông máu, giúp cầm máu và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng
Cây cỏ mực thường được sử dụng để chữa bệnh bệnh gan và thận. Cây cỏ mực còn có lợi trong việc điều trị viêm da và bệnh chàm và giúp chữa ung thư, thúc đẩy sự phát triển của tóc, và nó là một chất chống vi khuẩn tuyệt vời và nó được sử dụng trong hàng ngàn năm mà không có tác dụng phụ.
Dưới đây là một số công dụng
- Chữa chảy máu cam và thổ huyết, di mộng tinh
- Tiêu ra máu
- Chảy máu dạ dày - hành tá tràng
- Trĩ ra máu
- Chữa tưa lưỡi ở trẻ
- Chữa râu tóc bạc sớm
- Chữa sỏi thận
- Chữa cơn đau nửa đầu
- Làm dịu dạ dày
** Một số lưu ý
• Người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, người bị âm hư
• Phụ nữ có thai cần tuyệt đối cấm sử dụng, dễ bị sảy thai.
• Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp khi bị sốt nhẹ
• Bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn chức năng đại tràng, đầy bụng, chậm tiêu thì càng nên tránh xa.
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020
Tagged under:
Cây Cỏ Mực và tác dụng tuyệt vời| cây Nhọ Nồi| Hằng Lê HG85
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét