300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Blog Archive

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Tagged under:

Tác dụng chữa bệnh đặc biệt của cây Cúc Tần|lá Cúc Tần| Hằng Lê

Cúc tần là cây mọc dại, có chiều cao từ 1 – 2 m. Toàn thân có lông tơ. Cành nhỏ và có lông. Cây cúc tần thuộc nhóm cây bụi, thân cây cao từ 1-2m.
Cây Cúc Tần còn có tên gọi hoa Mai Não, từ bi, Băng Phiến Ngải… Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Cúc Tần là một trong những loại thảo dược quý dùng để điều trị bệnh cho con người. Tùy vào mỗi chứng bệnh mà tự bản thân nó phát huy tác dụng hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác.
Những tác dụng của cây cúc tần
– Chữa đau đầu, sốt
Dùng 2 nắm lá cúc tần, 1 nắm sả, 1 nắm lá chanh để sắc lấy nước uống và xông đến khi ra mồ hôi sẽ ngay lập tức làm giảm cảm giác sốt, đau đầu.
– Chữa đau lưng
Sử dụng phần lá của cây cúc tần, cành non đã được nghiền nát, cho vào cùng 1 ít rượu và sao đến khi nóng lên rồi đắp tại ví trí cơn đau xuất hiện. Giữ nó trong 15-20 phút trước khi bã khô. Áp dụng liên tục trong một thời gian nhất định.
– Chữa lành vết thương, vết bầm tím
Sử dụng lá của cây cúc giã nát, đắp lên vết thương, vết bầm tím sẽ ngay lập tức giảm đau và chữa khỏi nhanh chóng.
Chữa lành các cơn đau nhức ở khớp: Sử dụng rễ trinh nữ 20g, rễ cúc tần 20g, rễ bưởi bung 20g, lá đinh lăng 10g để sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày.
– Chữa đau đầu do căng thẳng
Sử dụng hoa cúc trắng xé nhỏ 50g, cúc tần 50g, đu đủ chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào cùng với 1 lít nước rồi đun sôi. Tiếp theo, cho óc lợn vào nồi và đun khoảng 20p nữa đến khi chín nhừ là bắc ra. Chia thành 2 bữa ăn trong ngày. Dùng khi còn nóng trước bữa cơm thường xuyên trong ít nhất 1 tuần liền.
– Chữa ho do viêm khí quản
Sử dụng 3 nắm lá cúc tần già, rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ, nửa lạng thịt lợn băm nhuyễn, 2 nắm gạo, 2 lát gừng tươi rồi đem hầm thành cháo đến khi chín nhừ. Ăn trong khi bụng đang đói, sử dụng liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 3 bữa như bữa ăn chính để trị hoàn toàn cơn ho. – Chữa viêm họng, viêm mũi, ho
Sử dụng lá cúc tần, cỏ xước, hoa ngũ sắc tím (hoa cứt lợn) theo tỉ lệ 1:1:1. Sau đó cho thêm ít nước lạnh (nước mưa là tốt nhất) đun sôi rồi cho trẻ uống thay nước lọc hàng ngày. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giảm triệu chứng ho rất tốt. Trong tình huống trẻ bị sốt cao, các bạn cũng chú ý cho thêm lá diếp cá.
– Chữa hen suyễn
Sử dụng 1 bó cúc tần như bó rau muống, bẻ cả ngọn, lá già, lá non, rửa sạch, đem ngâm cùng với nước muối pha loãng sau đó mới giã nát. Đổ vào một bát nước lọc vào lọc để thu được nước cốt, loại bỏ phần xác. Uống nước này liên tục trong khoảng 100 ngày đến khi nào bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
- Chữa bệnh trĩ
Sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Với tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, lá cúc tần hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể sử dụng lá cúc tần để hỗ trợ điều trị bệnh. Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại ở cấp độ nhẹ nên dùng lá cúc tần kết hợp với lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, nghệ vàng. Đây là những nguyên liệu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu độc, cải thiện triệu chứng viêm loét, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra rất tốt.
Ngoài những cách chữa trị bệnh trĩ được chia sẻ ở trên, bệnh nhân có thể sử dụng lá cúc tần để chế biến cho mình những món ăn thơm ngon, hấp dẫn như canh cúc tần, cá kho cúc tần, bánh nếp cúc tần, não lợn hầm cúc tần,…. Đây là cách cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải độc tố, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt. Tùy thuộc vào từng địa phương, mỗi người sẽ có những cách nấu khác nhau. Dưới đây là cách chế biến món canh cúc tần với thịt heo, người bệnh trĩ có thể tham khảo.
Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội, người bệnh có thể áp dụng phương pháp uống nước lá cúc tần khô hoặc tươi. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng uống được loại nước này bởi lá cúc tần tươi rất đắng và có vị cay rất khó uống. Bên cạnh đó, bệnh nhân sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ phải uống nước lá ở mức độ vừa phải, không được uống quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Cách thực hiện như sau:
+ Nước lá cúc tần tươi:
• Người bệnh đem khoảng 15 g lá cúc tần tươi rửa sạch với nước muối và vớt ra để ráo.
• Sử dụng lá cúc tần giã nhuyễn để vắt lấy nước cốt uống, bỏ phần xác lá.
• Bệnh nhân nên thực hiện kiên trì 1 lần/ngày một cách đều đặn
• Áp dụng trong khoảng 1 tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh.
+ Nước lá cúc tần khô:
• Đem lá cúc tần rửa sạch, để ráo nước và tiến hành phơi khô
• Sau đó, người bệnh cho lá cúc tần lên bếp sao vàng.
• Mỗi ngày, người bệnh có thể sử dụng một nắm lá cúc tần nhỏ cho vào ấm và nấu lấy nước uống.
• Thực hiện đều đặn cách chữa trị này mỗi ngày, trong khoảng 1 tuần để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét