300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Tagged under:

Cây Ngũ Trảo| Cây thuốc nam có nhiều công dụng thần kỳ| Hằng Lê HG85

CÂY NGŨ TRẢO THẢO DƯỢC QUÝ CÓ TÁC DỤNG THẦN KỲ Cây Ngũ trảo là một loại thảo dược được Đông y sử dụng nhiều để điều trị các bệnh lý đa dạng khác nhau, từ những bệnh thông thường như cảm mạo cho đến bệnh đau xương khớp. Tuy nhiên, vị thuốc còn rất xa lạ đối với nhiều người. Bài viết dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của cây Ngũ trảo • Cây ngũ trảo là loài thực vật có hoa thuộc dạng thân gỗ nhỏ, sống lâu năm. Khi phát triển, cây có thể đạt đến độ cao trung bình từ 3 – 5 mét. Thân dạng hình trụ. Lớp vỏ ngoài thân thường nhẵn nhụi, màu xám hay xám nâu. • Lá ngũ trảo mọc đối, chia thành 5 lá chét có hình dáng tương tự như chân chim nên ở một số vùng miền người dân còn gọi là cây chân chim. • Hoa mọc thành chùm nhỏ ngay ở đầu cành. Kích thước hoa khá nhỏ, cánh hoa màu tím nhạt hoặc tím lam. • Quả mọng nước, khi còn non có màu xanh nhạt nhưng khi chín chuyển sang màu vàng đen hoặc màu đen. Cây ngũ trảo chủ yếu mọc hoang. Dược liệu này được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nhất phải kể đến các nước như Việt Nam, Trung Quốc, India, Lào, Mã Lai, Tất cả các bộ phận bao gồm lá, rễ, cành, vỏ thân cây và quả được dùng để làm thuốc. Trong Đông y, quả ngũ trảo được sử dụng làm dược liệu với tên gọi là Hoàng kinh tử.. Quả được thu hoạch vào mùa hè, từ tháng 5 – tháng 7, đem phơi hay sấy khô dùng dần Các bộ phận khác của cây ngũ trảo có thể thu hái quanh năm. Đem về rửa sạch, phân loại từng bộ phận, sử dụng ngay ở dạng tươi hoặc đem phơi khô dùng dần. 1. Đặc điểm tính vị - Lá cây: Vị cay the, đắng nhẹ, tính bình, có mùi thơm - Rễ: Tính hàn - Quả: Tính ấm, bị đắng, hơi cay 2. Tác dụng dược lý của ngũ trảo – Theo Đông y: Ngũ trảo có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. kích thích lưu thông khí huyết, tăng khả năng tiêu hóa, trừ thấp. – Theo nghiên cứu hiện đại: Tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng nấm: 3. Cách sử dụng ngũ trảo Cây ngũ trảo được sử dụng theo đường bên trong lẫn bên ngoài với các hình thức như sau: • Sắc uống • Thoa ngoài • Xông hơi hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây ngũ trảo * Điều trị vết bỏng nhẹ do lửa - Dùng cành ngũ trảo rửa sạch, băm nhỏ ra - Bỏ dược liệu vào chảo nóng sao cho đến khi cháy thành than (sao tồn tính) - Tán dược liệu thành bột mịn - Mỗi lần sử dụng, lấy bột thuốc trộn chung với một ít dầu mè bôi bên ngoài vết bỏng - Thực hiện theo cách tương tự 1 – 2 lần trong ngày để vết thương không bị nhiễm trùng và nhanh kéo da non. * Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, sổ mũi Lá Ngũ trảo 100 g, lá Bưởi, lá Cam 40 g, lá Chanh, lá Sả, Ngải cứu mỗi thứ 20 g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu trong 5 lít nước để xông. . Khi xông, ngồi trùm kín chăn từ đầu đến chân, hé vung từng chút một để hơi nước thoát ra ngoài một cách từ từ. * Điều trị bệnh đau lưng cho các trường hợp bị gai cột sống - Sử dụng thang thuốc gồm lá ngũ trảo, lá cây náng hoa trắng, rau bồ cóc liều lượng bằng nhau - Sau khi rửa sạch dược liệu, thái nhỏ, bỏ vào cối giã nát với một ít muối ăn - Cuối cùng thêm một ít rượu trắng khoảng 40 độ vào hỗn hợp thuốc, xào lên cho nóng - Đắp thuốc trực tiếp vào khu vực bị gai cột sống gây đau lưng * Bài thuốc điều trị bệnh viêm phế quản ở giai đoạn mãn tính - Sử dụng thang thuốc gồm các vị: Quả ngũ trảo và rau bồ cóc mỗi vị 15g, vỏ quýt chín (trần bì) 6g, lá nhót 10g - Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc như trên chia làm 2 lần uống - Áp dụng một liệu trình liên tục từ 5 – 7 ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính. * Điều trị liệt nửa người do ảnh hưởng của tai biến, đột quỵ - Lá cây ngũ trảo đem phơi khô, sao vàng, rải xuống nền đất sạch cho nguội (hạ thổ) - Để điều trị liệt nửa người, lấy dược liệu đã sơ chế sao nóng lên rồi rải xuống chiếu cho người bệnh nằm lên. - Áp dụng trong một thời gian dài liên tục để thấy được hiệu quả. Kiêng kỵ khi sử dụng cây ngũ trảo Không dùng dược liệu ngũ trảo chữa bệnh cho các trường hợp sau: • Người bị suy nhược cơ thể • Gầy yếu • Táo bón • Nóng trong người

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Tagged under:

Công dụng thần kỳ của cây Quao| cây Quao Nước trị bệnh gan|| Hằng Lê HG85

Cây quao là một trong những vị thuốc đóng vai trò quan trọng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền. Thảo dược này được ví như một vị thuốc quý tốt cho sức khỏe con người và đặc biệt là rất tốt cho gan. Cây quao hay còn gọi là khé cây, quao nước. Đây là một loại thảo dược thường mọc hoang ở những nơi rừng rậm. Hoặc được trồng làm cảnh và thu hái làm dược liệu. Cây này còn khá xa lạ với nhiều người. Ít ai biết rằng đây lại là một dược liệu quý trong hỗ trợ điều trị bệnh gan và nhiều loại bệnh khác. Cây quao là cây thân gỗ lớn có chiều cao trung bình khoảng 15 mét. Thân hình trụ, vỏ ngoài màu nâu xám, có những nốt sần nhỏ. Lá có hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 7-10cm, rộng 3-4cm. Cụm hoa là chùm ngắn gồm nhiều hoa trắng, to, thơm, gần như đều. Quả nang thõng xuống, tròn, nhọn, có vách giả. Tất cả các bộ phận của cây quao như vỏ, rễ, thân, lá đều có thể sử dụng để làm thuốc và thu hái quanh năm Dược liệu có vị chua, chát, tính bình, không độc. Hạt của quao nước có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn. Đồng thời cây quao chữa viêm gan đặc biệt rất hiệu quả. Vỏ và lá dùng làm thuốc nhuận gan. Lá dùng trị hen suyễn. Vỏ rễ dùng làm thuốc tiêu độc. Người ta đã dùng rễ và lá Quao nước phối hợp với rễ hoặc cây Ô rô chế thành biệt dược Ô rô - Quao làm thuốc giải độc nhuận gan. Thường dùng vỏ cây, rễ và lá sao qua sắc nước để uống, hoặc dùng các bộ phận của cây nấu thành cao lỏng để dùng. Tùy vào từng bài thuốc hay đối tượng cụ thể mà có thể tự điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp. ** Các tác dụng của cây quao: - Bổ phổi, trừ ho - Điều trị xơ gan, viêm gan, vàng da, giải độc gan - Hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng - Điều trị ngộ độc - Làm tan sỏi thận ** Một số lưu ý: - Không sử dụng bài thuốc từ cây quao cho các đối tượng bị suy thận hay huyết áp thấp. - Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng cây quao