300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Tagged under:
Cây phèn đen còn có tên gọi khác là cây mực, tạo phan diệp. Phèn đen là cây nhiệt đới, ưa sống ở nơi có nhiều ánh sáng, thích nghi được với nhiều vùng đất khác nhau kể cả nơi có thời tiết nắng nóng. Đây là cây mọc hoang, có nhiều ven đường, đất hoang, ven sông suối. Để làm dược liệu, dân gian thường sử dụng các bộ phận gồm rễ cây, lá và phần vỏ ở thân cây • Rễ cây phèn đen có vị chát và tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, chỉ tả, thu liễm, thường dùng chữa cam tích trẻ em, viêm gan, viêm thận, viêm ruột, lỵ,… • Lá cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố, sát trùng, lợi tiểu, dùng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, mề đay, lở loét, ứ huyết, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, cảm sốt, rắn cắn,… • Vỏ ở thân cây được dùng để chữa bí tiểu, thuỷ đậu có mủ,… • Dùng toàn thân cây thuốc để chữa bệnh gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp, thấp khớp, tê bì,… Phèn đen là vị thuốc rất phổ biến trong Đông Y, nó là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc. Sau đây là một số tác dụng của cây Phèn Đen 1. Cây phèn đen có tác dụng giúp đào thải độc tố Cây phèn đen có thành phần là các chất kháng sinh tự nhiên, giúp đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt là tình trạng ngộ độc gan. Dùng rượu, bia nhiều khiến gan bị ngộ độc, không thể lọc, đào thải chất khiến độc tích tụ gây chức năng của gan bị giảm đi rất nhiều. Bên cạnh đó dùng các thực phẩm không sạch, hay làm việc trong môi trường độc hại… Cơ thể rất dễ bị nhiễm độc, đặc biệt là độc chì, độc do các thực phẩm. Dùng cây phèn đen uống sẽ giúp đảo thải độc tố này nhanh chóng ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể ổn định hơn. Ngăn ngừa được những tình trạng xấu cho cơ thể. 2. Cây phèn đen có tác dụng giải độc rắn cắn Nếu đang đi bị rắn cắn, hãy nhớ cách xử lý sau: Dùng lá cây tươi phèn đen, giã nát sau đó đắp vào phần bị rắn độc cắn. Cây phèn đen có công dụng hút máu độc rắn ra khỏi vết thương, cực kỳ tốt. Độc tính của cây phèn đen mạnh hơn nhiều so với độc rắn, vì thế nó đào thải độc rắn rất nhanh ra khỏi cơ thể. 3. Cây phèn đen chữa trị gai cột sống Các nhà khoa học đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng chống viêm giảm đau của cây phèn đen. Bởi trong thành phần của cây có chứa flavonoid. Hơn nữa, cây phèn đen cũng hỗ trợ hạn chế khả năng phát triển của gai xương. Chất Saponin trong loại cây này tốt cho xương. Bên cạnh đó tanin, ancaloit, phenol, betulin, vitamin A, E, K… trong cây phèn đen cũng giúp tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn. Do chứa nhiều hoạt chất có lợi nên cây phèn đen cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Như trên đã đề cập, có thể sử dụng lá, rễ và vỏ thân cây để chữa bệnh gai cột sống. Rễ cây thu hái vào mùa thu, lá thu hái vào mùa xuân và hạ. Khi thu hái về cần rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc nhỏ rồi đem phơi khô. Bảo quản cây phèn đen trong lọ thủy tinh sạch, đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát. * Chuẩn bị: • Phèn đen khô 30g • Lá lốt 30g • Lá bưởi bung 20g • Cỏ xước 20g • Rễ gấc 10g * Cách thực hiện: • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, để ráo nước. • Sao khô tất các nguyên liệu, trừ phèn đen khô. • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc chung với 2 lít nước trong 2 tiếng. • Uống 3 lần mỗi ngày, sau khi ăn 30 phút * Lưu ý khi sử dụng phèn đen trị gai cột sống Trước khi sử dụng bài thuốc dân gian chữa gai cột sống bằng cây phèn đen cần hỏi ý kiến của bác sĩ. • Cần sử dụng cây thuốc chữa bệnh gai cột sống này đúng cách, đúng liều lượng. • Không sử dụng cho phụ nữ có thai. • Chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. • Cần kiên trì sử dụng mới phát huy hiệu quả. Tác dụng của bài thuốc tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân. • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý như bổ sung rau củ, thực phẩm giàu omega-3. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, kiêng nội tạng động vật, rượu bia. • Nếu sau một thời gian sử dụng bệnh không chuyển biến tốt cần cân nhắc ngừng dùng bài thuốc này để đổi sang phương pháp khác. • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. 4. Tác dụng của cây phèn đen chữa bệnh thủy đậu Thủy đậu, hay đậu mùa là bệnh thường xẩy ra vào mùa hè ở trẻ nhỏ. Bệnh này nguy hiểm ở mức vừa, nếu không chữa trị nhanh chóng và đứt điểm có thể khiến cơ thể trẻ nhỏ bị phá vỡ mất lớp miễn dịch vốn có ở cơ thể trẻ nhỏ. Dùng một nắm cây phèn đen, với một ít muối trắng, đun chung với nhau. Đun đến khi cô đặc lại, thì lấy dung dịch này bôi nên vùng bị mụn thủy đậu. Đun để lại 1 chén nước cho trẻ uống. Đây là Phương pháp dân gian đem lại hiệu quả rất tuyệt vời để chữa bệnh. 5. Công dụng của cây phèn đen trị sâu tăng, chảy máu chân răng Cây phèn đen có tác dụng diệt khuẩn, nên dùng cho răng miệng là hoàn toàn hợp lý. Nhất là khi răng bị đau âm ỉ, nhức nhối, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường. Lấy cây phèn đen xúc miệng, hoặc nấu thành dạng cô đặc, bôi vào chân răng, răng bị sâu,… 6. Cây phèn đen chữa bệnh trĩ Những ai mắc bệnh trĩ có thể lấy 20g mỗi vị phèn đen khô, lá huyết dụ, lá trắc bách diệp rửa sạch. Cho tất cả vào sắc chung với 700ml nước, sắc cạn còn 300ml thì dừng. Chắc ra bát uống. Dùng liên tục và đều đặn kích thước búi trĩ sẽ dần teo nhỏ lại và biến mất ** Những lưu ý và thận trọng khi sử dụng phèn đen chữa bệnh Cây phèn đen được ông cha ta sử dụng bao đời nay để chữa bệnh, rất hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng phải chú ý những vấn đề sau: • Phụ nữ đang mang thai phải thận trọng khi sử dụng, trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn. • Trong cây phèn đen có chứa độc nhẹ, khi dùng không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu lạm dụng, dùng quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Mỗi ngày chỉ dùng đúng liều lượng cụ thể của từng bài thuốc, tuyệt đối không dùng hơn. Nếu dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì nên giảm một nửa liều. • Trong trường hợp sử dụng mà người có cơ địa quá mẫn cảm hay dị ứng với thành phần của cây thuốc, có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, hôn mê,… phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm khi gặp, chủ yếu là do cơ địa người bệnh. Trong thiên nhiên có nhiều loại cây thuốc khác cũng có đặc điểm tương tự cây phèn đen nên cần thu hái đúng cây thuốc,

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

Tagged under:
TÁC DỤNG CỦA CHÙM RUỘT Chùm ruột hay tầm duột, chùm giuột, tầm ruộc là một loại cây quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Ngoài được dùng để ăn sống, nấu chín, làm cảnh thì chùm ruột còn là cây thuốc có tác dụng thanh nhiệt, chữa nhức đầu, ho, các bệnh ngoài da Chùm ruột thuộc họ Thầu dầu, là loài cây duy nhất mà trái có thể ăn được trong họ này Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, chùm ruột có tác dụng như sau: - Quả có tác dụng thanh nhiệt, bổ gan bổ máu, có tác dụng tích cực với bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý về gan. Giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả. - Lá và rễ tính nóng, rễ độc, có tác dụng tan ứ huyết, tiêu đờm, tiêu độc, sát trùng, chống nọc độc rắn. Nhai lá chùm ruột giúp chữa viêm họng, viêm miệng. Dùng nước lá đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh lý ngoài da. Chùm ruột thường được dùng ở nhiều dạng. Trong đó lá cây có thể dùng tươi dưới dạng dã nát bôi ngoài da, nấu lấy nước để tắm. Vỏ thân cây thường được phơi khô, tán bột và kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Quả được ép lấy nước, dùng dưới dạng nguyên trái, ngâm mứt đường hoặc làm mứt. Tác dụng của chùm ruột 1. Chữa lở ngứa, vết thương ngoài da • Chuẩn bị một ít vỏ thân cây chùm ruột, phơi khô • Tán thành bột, chưng với dầu dừa • Bôi ngoài da đều đặn mỗi ngày đến khi tình trạng mề đay, ghẻ loét lở ngứa cải thiện. 2. Hỗ trợ điều trị bệnh về gan Thành phần chất chống oxy hóa trong quả chùm ruột có tác dụng tích cực với những người đang có vấn đề về gan, vì chúng có thể giúp hỗ trợ chức năng gan, điều trị xơ gan. 3. Chữa hen suyễn Bên cạnh đó, chùm ruột còn có tác dụng chữa hen suyễn rất tốt. Bạn lấy 6 quả chùm ruột, 2 củ hành đỏ, một nắm hạt đậu biếc, 8 quả long nhãn. Tất cả bạn đem rửa sạch và nghiền nhỏ. Sau đó, bạn thêm vào 2 tách nước và đun đến cạn còn 1/3, để hơi nguội, rồi lọc và uống với ít đường, mỗi ngày 2 lần. 4. Điều trị đau nhức • Lấy một ít lá chùm ruột tươi rửa sạch, để ráo nước • Giã nát cùng vài hạt tiêu, đắp vào chỗ đau • Thực hiện 1 lần/ngày để thấy hiệu quả. 5. Đẹp da Trong 100gr chùm ruột chứa đến 40mg vitamin C cùng nhiều hoạt chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, những thành phần này cũng rất tốt cho làn da. Nếu ăn chùm ruột thường xuyên sẽ giúp làn da của bạn trông mịn màng và tươi sáng hơn. 6. Tác dụng tốt cho phụ nữ mang thai Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng nên chùm ruột cũng được xem là loại quả “thân thiện” với mẹ bầu. Khi những dưỡng chất như vitamin C, A, vitamin B1, B6, mangan, photpho, đồng.... được cung cấp vào cơ thể mẹ bầu sẽ giúp: + Cải thiện tiêu hóa + Thanh nhiệt giải độc cơ thể + Chống lão hóa cho da + Tăng sức đề kháng + Chống viêm và giúp cải thiện hệ thần kinh ** Lưu ý khi ăn sử dụng chùm ruột Chùm ruột là loại quả được sử dụng trong ẩm thực khá nhiều, lá chùm ruột hay vỏ thân cây cũng được dùng trong y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều công dụng nhưng khi dùng bạn vẫn phải lưu ý một số điều sau đây: + Không tiếp xúc với vỏ và rễ chùm ruột trực tiếp bằng đường miệng, vì những bộ phận này chứa nhiều độc tố. + Không uống nước sắc hoặc rượu ngâm từ vỏ rễ cây chùm ruột vì bạn có thể bị trúng độc với những triệu chứng đau đầu, đau bụng, thậm chí tử vong. + Trái và lá chùm ruột có thể ăn kèm với cá kho, tép nước. Tuy nhiên, tuyệt đối không bẻ nhánh chùm ruột để nướng hoặc gắp thức ăn. + Những người bị bệnh thận hoặc bệnh gout không nên ăn chùm ruột vì chúng rất giàu acid oxalic.

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

Tagged under:
TÁC DỤNG BẤT NGỜ CỦA CÂY TẦM BÓP (THÙ LÙ) Cây tầm bóp hay còn gọi là cây thù lù, là loại cây mọc hoang rất phổ biến ở các vùng quê Việt Nam. Cây tầm bóp là một loại thảo dược được thu hái quanh năm, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Cây tầm bóp có thân thảo, cao khoảng 30-50 cm. Cây thường mọc dại ở đồng cỏ, đồng lúa, ven đường. Cây có nhiều cành rủ, phát triển mạnh trong môi trường đất màu mỡ, ẩm ướt và thoát nước tốt. Thân cây rỗng, có gân. Lá cây tầm bóp màu xanh, hình tim, dài cỡ 3-15 cm và rộng 2-10 cm. Các lá mọc theo kiểu so le, nối liền với thân bằng một cuống lá dài . Hoa cây tầm bóp nhìn như hoa cà, màu trắng ngà có nhụy vàng, mọc đơn độc. Hoa có 5 cánh với cuống hoa mảnh. Cây tầm bóp đặc biệt nhất là quả. Cây cho quả quanh năm. Quả mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn nhỏ, quả thường có màu xanh nhưng lúc chín thì chuyển sang màu cam. Bên ngoài quả có một lớp đài bao trùm bên ngoài giống như lồng đèn. Vì vậy mà cây tầm bóp còn có tên gọi là cây lồng đèn. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Cây tầm bóp được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hoạch có thể dùng tươi hoặc phơi phơi khô tích trữ dùng dần. Tầm bóp tính vị mát, giải độc giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị Gout, tiểu đường vô cùng hiệu quả. Theo Đông Y, cây tầm bóp có vị đắng nhưng tính mát và không độc. Trong cây tầm bóp gồm một lượng lớn chất đạm, chất béo, vitamin C, khoáng chất và chất xơ. Mà đây đều là những thành phần dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể. Vậy nên, người ta thường dùng loại cây này để điều trị thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, cảm sốt, ho và tiêu đờm. Liều lượng sử dụng Mặc dù là một thảo dược lành tính, không có độc tố nhưng các chuyên gia cảnh báo tuyệt đối không quá lạm dụng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng theo liều lượng dưới đây: + Nếu dùng cây tươi để uống, nấu nước tắm rửa, đắp bên ngoài da có thể dùng tối đa 80g mỗi ngày. + Nếu dùng dược liệu khô để sắc thuốc, chỉ nên dùng từ 20 – 40g mỗi ngày. Tác dụng của cây tầm bóp *Tác dụng của cây tầm bóp giúp điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt Cảm lạnh và ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu suy yếu. Vì vậy, để đảm bảo bạn không bị các triệu chứng trên, hãy tiêu thụ một lượng cây tầm bóp để cung cấp đủ lượng vitamin C mỗi ngày. Ngoài ra, cây tầm bóp còn giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và tăng khả năng chống nhiễm trùng cơ thể. Thêm vào đó, trái cây tầm bóp cũng giúp giảm sốt ở trẻ em. *Phòng chống bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu Cây tầm bóp chứa một lượng lớn vitamin C, giúp bạn tránh xa các gốc tự do có thể làm hỏng các mạch máu, từ đó giúp bạn giảm thiểu được các vấn đề về tim. Lượng vitamin C và vitamin A có trong cây tầm bóp có thể làm giảm cholesterol trong máu, từ đó giúp bạn trách được các bệnh liên quan đến hàm lượng độ cholesterol cao ví dụ như bệnh đột quỵ. Bạn có thể tiêu thụ những dưỡng chất kể trên bằng cách xay lá tầm bóp với nước sau đó lọc lấy phần nước để uống như một loại nước ép bổ dưỡng *Cây tầm bóp điều trị ung thư Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ một lượng thực phẩm giàu vitamin C như tầm bóp có thể điều trị được nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư miệng. Ngoài ra, một số hợp chất có trong cây bôm bốp có thể giúp chống lại và tiêu diệt các tế bào ác tính phát triển trong cơ thể, thậm chí là làm thu nhỏ khối u ung thư. * Giúp sáng mắt Tiêu thụ một lượng cây tầm bóp có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin A hàng ngày. Lượng vitamin này giúp ngăn ngừa khô mắt, giúp mắt bạn thích nghi tốt hơn với bóng tối và ánh sáng. Hơn nữa, nó còn giúp giữ cho võng mạc của bạn khỏe mạnh, phòng ngừa đục thủy tinh thể. *Phòng ngừa sỏi tiết niệu Vitamin A có trong cây tầm bóp giúp hình thành lượng canxi photphat góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu. * Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất tăng cường miễn dịch. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể. Thành phần dinh dưỡng có trong cây tầm bóp cũng tăng cường việc tạo ra các tế bào bạch cầu giúp loại bỏ các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể… Vitamin C có trong cây tầm bóp cũng có khả năng chữa lành vết thương, bằng cách thúc đẩy các mô liên kết, giúp vết thương nhanh lành hơn. * Điều trị bệnh tiểu đường Tầm bóp không chỉ là một loại rau để ăn mà còn có công dụng chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Đối với người bệnh tiểu đường, cây tầm bóp đặc biệt có tác dụng trong điều trị bệnh. Bởi trong rễ và thân cây có chứa một số thành phần hoạt chất giúp hạ đường huyết • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 40g rễ tầm bóp, ấm sắc, 1,5 lít nước sạch • Cách làm: Rễ thù lù rửa thật sạch với nước muối rồi cắt khúc. Cho vào nồi cùng với 1,5 lít nước rồi đun sôi và để lửa nhỏ trong 20 phút. Rồi tắt bếp. • Cách dùng: Nước đã sắc chia làm 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút. Dùng trong khoảng 1 tháng sẽ có thay đổi về chỉ số đường trong máu. *Chữa ho và viêm họng Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn rất tốt, trong dân gian sử dụng dược liệu để giảm ho, ho khản tiếng, ho có dãi đờm, chữa viêm họng, sưng yết hầu và cảm sốt, cúm gia cầm. Bạn có thể tùy chọn sử dụng cây tươi, dược liệu khô hoặc kết hợp thêm các dược liệu khác đều được. • Cách 1: Hái khoảng 50g cây tươi, rửa sạch nhiều lần rồi sắc cùng 0.5 lít nước, đun cạn còn lại khoảng một nửa. Chắt lấy nước thuốc để uống hết trong ngày, chia thành 2 – 3 lần uống. • Cách 2: Sử dụng 15 – 20g dược liệu khô, sơ chế sạch sẽ rồi sắc với 500ml nước, đun cạn còn khoảng 250 – 300ml thì chắt nước, uống 2 – 3 lần trong ngày. * Tác dụng với các bệnh da liễu Với đặc tính mát, thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, sát trùng mạnh mẽ, đây là một trong những thảo dược thiên nhiên chữa bệnh da liễu rất tốt. Người bị bệnh tay chân miệng, nổi ban đỏ, mẩn ngứa, mụn nhọt, thuỷ đậu, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… có thể tham khảo bài thuốc sau: • Thuốc uống: Dùng 50g cây tầm bóp tươi hoặc 15g dược liệu khô, sắc cùng 500ml trong khoảng 20 phút, thu về khoảng 200ml và uống trong ngày, sử dụng liên tục cho đến khi khỏi bệnh. • Thuốc đắp ngoài da: Hái một nắm lá cây, rửa sạch nhiều lần, ngâm với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo nước rồi giã nát, đắp trực tiếp vào vết thương ở da. Ngoài ra, để làm dịu da, sát khuẩn ở bề mặt da, giảm ngứa ngáy, sưng đau bạn có thể nấu nước tắm để tắm rửa hàng ngày