Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021
Tagged under:
TÁC DỤNG CÂY RAU MƯƠNG
Tác dụng Cây Rau Mương; cách trị tiểu đường, khuẩn HP dạ dày từ cây Rau MươngTrong cuộc sống của chúng ta có những điều thú vị mà chúng ta ít được biết đến, đó chính là công dụng của một số loại cây xung quanh chúng ta cứ ngỡ đó là bình thường nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hữu ich và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Cây rau mương còn có các tên gọi khác là cây rau mương thon, rau lục. Cây rau mương là cây thảo cao có chiều cao tương đối thấp (25 – 50cm). Cây có màu xanh nhạt, thân phân nhánh, mọc đứng.
Cây rau mương có tính mát, vị ngọt. Dựa theo nghiên cứu của nền Y học cổ truyền, cây rau mương có tác dụng chính là thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu sưng, trừ thấp, hỗ trợ điều trị bệnh lỵ và rối loạn tiêu hóa.
Theo kinh nghiệm điều trị lâu đời của dân gian, cây rau mương có thể sử dụng làm thuốc với tất cả các bộ phận bao gồm lá, thân và rễ cây. Điều chế thuốc uống bằng cây tươi hoặc cây khô đều mang đến hiệu quả tốt, tuy nhiên nếu sử dụng cây tươi sẽ tốt hơn.
Để chữa bệnh bằng cây rau mương, người ta thường dùng nguyên liệu dưới dạng cây khô sắc lấy nước uống hoặc phối hợp cùng với nhiều vị thuốc khác. Trong trường hợp nấu thuốc với cây khô, người bệnh nên đem cây thái nhỏ, sao vàng khử thổ trước rồi sắc mỗi lần sắc thuốc lấy vài nhúm. Nước rau mương có tác dụng kháng viêm rất công hiệu, người bệnh có thể dùng để ngâm và súc miệng hàng ngày để chữa và phòng ngừa các bệnh liên quan đến hầu họng, miệng.
Một số tác dụng của rau mương:
- Trị viêm amidan và viêm họng
- Trị huyết áp cao
- Trị ung nhọt, chín mé
- Chữa đau khớp
- Thanh nhiệt giải độc
- Trị đau dạ dày, diệt khuẩn HP
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét