Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021
Tagged under:
Công dụng cây Cỏ Chân Vịt| Cỏ Chân Vịt trị bệnh tiểu đường| Hằng Lê HG85
Công dụng Cây cỏ Chân Vịt, cỏ Chân Vịt trị bệnh tiểu đường
00:00| Giới thiệu . Cỏ chân vịt là một loại cây thuộc họ lúa được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y khác nhau. Cỏ chân vịt là cây thân thảo có lông, sống hàng năm. Thân có nhiều cạnh, ở mỗi cạnh có răng. Lá cây mọc xen kẽ, lá hình xoan ngược hình ngọn giáo, hơi nhọn ở chóp, không có cuống, thót lại ở gốc, ôm sát vào thân. Mép lá có răng cưa nhỏ, dài khoảng 2 – 4 cm, rộng khoảng 6 – 20 mm...
** Một số tác dụng của cỏ Chân Vịt
03:50| Trị hôi miệng
04:15| Trị lở loét
04:35| Trị ngứa da, ghẻ lở
04:57| Thanh nhiệt, giải độc
05:18| Trị giun sán trong ruột
05:37| Trị bệnh đau đầu, đau nửa đầu
05:56| Trị rối loạn tiêu hóa
06:20| Giúp cải thiện chức năng mắt
06:37| Trị các bệnh đường hô hấp
06:55| Chữa trị váng đầu, hoa mắt
07:12| Trị bệnh thủy đậu
07:48| Trị bệnh thấp khớp
08:05| Chữa bệnh tiểu đường
09:12| Khôi phục chức năng gan, thận
09: 45| Một số lưu ý khi dùng
Các thông tin chia sẻ trong video chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo cơ địa của mỗi người khác nhau nếu các bạn sử dụng các dược liệu trên để trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ hoặc những người có chuyên môn nhé
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và thành công
#cochanvit #suckhoe #HằngLêHG85
Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021
Tagged under:
Cây Ngũ Trảo và những công dụng thần kỳ cho sức khỏe | lá Ngũ Trảo| Hằng...
Cây Ngũ Trảo, lá Ngũ Trảo và những công dụng
Ngũ trảo là thảo dược được Đông y sử dụng nhiều để điều trị các bệnh lý đa dạng khác nhau, từ những bệnh thông thường như cảm mạo cho đến bệnh đau xương khớp. Cây ngũ trảo là dược liệu có tác dụng giải nhiệt, cải thiện tuần hoàn máu, trừ thấp, chống viêm, giảm đau. Hầu hết các bộ phận của cây như quả, lá, rễ hay vỏ thân đều được sử dụng chữa bệnh.
Cây ngũ trảo là dược liệu có tác dụng giải nhiệt, cải thiện tuần hoàn máu, trừ thấp, chống viêm, giảm đau. Hầu hết các bộ phận của cây như quả, lá, rễ hay vỏ thân đều được sử dụng chữa bệnh.
Thân cây dạng hình trụ. Lớp vỏ ngoài thân thường nhẵn nhụi, màu xám hay xám nâu.
Lá ngũ trảo mọc đối, chia thành 5 lá chét có hình dáng tương tự như chân chim nên ở một số vùng miền người dân còn gọi là cây chân chim.
Hoa mọc thành chùm nhỏ ngay ở đầu cành. Kích thước hoa khá nhỏ, cánh hoa màu tím nhạt hoặc tím lam.
Quả mọng nước, khi còn non có màu xanh nhạt nhưng khi chín chuyển sang màu vàng đen hoặc màu đen.
Theo Đông y, lá Ngũ trảo có mùi thơm, vị cay, tính bình, có tác dụng giải biểu, hóa thấp, lợi tiểu, chống ngứa và điều kinh. Quả của loại cây này có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng khư phong , hành khí, trừ đàm, giảm đau, trừ giun. Rễ bổ, hạ nhiệt và làm long đờm. Vỏ cây có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm long đờm.
Theo nghiên cứu hiện đại ngũ trảo có tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng nấm
Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021
Tagged under:
Công dụng Cây Muồng Trâu - dược liệu đa tác dụng| Lá Muồng Trâu| Hằng Lê...
Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử dụng để chữa trị các bệnh lý thường gặp như táo bón, chàm, vảy nến, dị ứng, nấm da, thấp khớp
Muồng trâu là thực vật thân nhỡ, chiều cao trong khoảng 1.5 – 3m. Thân cây dạng gỗ mềm, đường kính từ 10 – 18cm. Lá kép lông chim, có khoảng 8 – 14 đôi lá chét và dài từ 30 – 40cm
Phần lớn toàn bộ bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Phần quả của cây thì được thu hoạch vào khoảng đầu tháng 9 đến cuối năm. Phần quả dùng ỏ dạng tươi hay khô đều được.
Cách bộ phận còn lại của cây thì khai thác vào khoảng thời gian trước khi cây ra hoa. Mùa thích hợp là mùa hè tới mùa thu. Giống như quả, phần thân, lá cành đều có thể dùng dạng phơi khô hoặc dùng tươi đều được.
Cách dùng lá muồng trâu thông dụng nhất chính là nấu nước uống. Với loại nước này dùng để chữa các bệnh ngoài da cũng như bên trong cơ thể đều đem lại công dụng rất tuyệt vời. Ngoài ra, kết hợp lá này với các loại thảo dược khác cũng đem lại công dụng rất tuyệt vời.
Theo y học cổ truyền, lá muồng trâu có mùi hắng, vị đắng nhưng tính mát có công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lợi tiểu, sát trùng và giúp nhuận tràng cực kì tốt. Dưới đây là một số những tác dụng nổi bật từ dược liệu này.
Lá muồng trâu có tác dụng chữa bệnh gan
Các nghiên cứu và thực nghiệm đã cho thấy là muồng trâu có công dụng giảm men gan rất tốt. Từ đó, người ta dùng lá này như một chất giúp ức chế xơ gan và ngăn ngừa phòng chống ung thư gan một cách hiệu quả.
Phần cao từ lá cây còn giúp kích thích tế bào, giảm lượng viêm nhiễm, giúp gan luôn trong tình trạng được bảo vệ tốt nhất!
Lá muồng trâu trị lác
Một trong những công dụng tuyệt vời của lá muồng trâu chính là kháng khuẩn và chống viêm. Đối với công dụng kháng nấm thì hoạt chất trong lá giúp tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể, kháng viêm và chống viêm một cách tuyệt vời. Giảm tỉ lệ mắc các khối u trong cơ thể.
Phần lớn bệnh ngoài da như lác, lang ben là do vi khuẩn nấm gây ra. Khi gặp môi trường ẩm ướt sẽ khiến nấm mọc nhanh và gây ngứa khu vực xuất hiện. Với công dụng chống và diệt nấm tuyệt vời thì lá muồng chính là chìa khóa để chữa bệnh.
Bên cạnh đó, công dụng loại bỏ độc tố cùng là sạch gan cũng giúp quá trình thải độc gan không thải độc bừa bãi qua da, phòng ngừa các bệnh như dị ứng, nổi mụn và mẩn ngứa.
Lá muồng trâu chữa táo bón
Với tinh chất là sennoside, đây là một tinh chất giúp điều trị táo bón và nhuận tràng cực kỳ tốt và hiệu quả, đồng thời giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại cho ruột, nhưng không làm chết các lợi khuẩn.
Bên cạnh đó, công dụng của lá này còn để chữa các bệnh khác như: lợi tiểu, viêm họng, đau nhức xương khớp, thấp khớp, mất ngủ, cơ thể bị nóng trong,…
Lá muồng trâu chữa nấm da
Dùng một ít lá muồng khô mua tại nhà thuốc An Quốc Thái, cho vào cùng nước rồi đem nấu nên để tắm cùng, có thể kết hợp nấu tắm với cây mướp gai. Ngoài ra, cũng có thể dùng bã lá đắp trực tiếp lên da, đắp vào những vùng da bị nấm và nổi ngứa.
Kết hợp với phần quả và lá của cây dạng khô khoảng 10 gam sao đó ngâm với 1 lít nước để uống vào buổi tối sẽ hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Lá muồng trâu chữa gai cột sống
Lá muồng giúp tăng cường chức năng canxi, giúp cho xương vững chắc, tăng cường độ chắc khỏe xương ở cột sống, chống thoái vị đĩa đệm,…
Lá muồng rửa sạch hạt rồi ngâm với nước, cho nở hết ra. Khi hạt nở hết thì cạy vỏ, lấy phần cơm cho vào nước lạnh,thêm chút đường phèn là có thể dùng.
Lá muồng trâu chữa chảy máu cam
Lá muồng trâu có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể, tiêu tan nóng trong. Thông thường chảy máu cam do trời nóng, lượng máu trong người nóng lên, trành máu ra đường hô hấp lên mũi.
Sử dụng lá muồng làm nước uống rất tốt, kể cả trẻ nhỏ, đối tượng rất hay gặp tình trạng chảy máu cam.
Lá muồng trâu trị mụn, viêm da
Nóng trong gây ra nhiều bệnh cho cơ thể trong đó có xuất hiện mụn nhọt. Hãy dùng kết hợp lá muồng với chút muối và cơm trắng rồi đắp vào chỗ bị mụn nhọt giúp giải độc mụn nhọt.
Lá muồng chữa ho khan, không đờm, viêm đường tiết niệu
Với những trường hợp mắc các bệnh lý viêm đường tiết niệu, có thể dùng lá muồng kết hợp với nước nóng, uống là có thể hỗ trợ điều trị.
Lá muồng trâu chữa viêm họng mãn tính
Lá muồng giúp làm thanh nhiệt, điều trị viêm họng cấp và mãn tính rất tốt. Có rất nhiều người mắc chứng viêm họng, mãn tính, khàn tiếng. Để chữa bệnh này cần kiên trì sử dụng cũng như dùng với liều lượng cao, không được bỏ.
Lưu ý khi dùng lá muồng trâu
Không dùng lá muồng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Mặc dù lá muồng tuy có độ an toàn cao nhưng cơ thể của phụ nữ có thai và trẻ em rất nhạy cảm sẽ gây tác dụng phụ.
Tốt nhất trước khi dùng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn
Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021
Tagged under:
Cây Cát Lồi (Cây Mía Dò) - Công dụng và cách dùng chữa bệnh tốt nhất | H...
Trong cuộc sống của chúng ta có những điều thú vị mà chúng ta ít được biết đến, đó chính là công dụng của một số loại cây xung quanh chúng ta cứ ngỡ đó là bình thường nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hữu ich và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng.
Cây cát lồi hay còn gọi là cây mía dò, cây củ cát lồi. Là loài cây thân thảo, thân màu tím, lá xanh đậm, được xem là loại thảo dược đông y vô cùng tốt được sử dụng khá phổ biến. Chúng mọc thẳng đứng, ít phân nhánh. Rễ cây to khỏe, cả thân và rễ đều dùng để làm thuốc.
Lá cây cát lồi hình nang trứng. Phiến lá dài và hẹp, hoa của nó mọc ở ngọn. Hoa thường có màu trắng và màu đỏ tía.
Sau đây là một số tác dụng của cây Cát Lồi (mía dò):
- Trị đau nhức xương khớp phong tê thấp
- Trị đau dây thần kinh
- Trị viêm tai
- Trị mẫn ngứa, mề đay
- Trị xơ gan, viêm gan
- Chữa viêm thận
......
** Một số lưu ý khi sử dụng
Các thông tin chia sẻ trong video chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo cơ địa của mỗi người khác nhau nếu các bạn sử dụng các dược liệu trên để trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ hoặc những người có chuyên môn nhé
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và thành công
Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021
Tagged under:
Cách xông mặt bằng lá Tía Tô | Sức Khỏe| Hằng Lê HG85
Các cách xông mặt bằng lá tía tô thường khá dễ thực hiện và không quá tốn kém nhưng lại có thể đem lại cho làn da rất nhiều lợi ích từ làm thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn cho đến làm sáng da hay giải tỏa stress.
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay; vào kinh phế tì; có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung, giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá. Thường được dùng để làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo,…
Ngoài tác dụng chữa bệnh, các nghiên cứu hiện đại còn cho rằng: Thành phần của tía tô còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho da như vitamin A, C và các khoáng chất như canxi, sắt,… được chứng minh rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là làn da.
Việc dùng lá tía tô bổ sung vào bên trong cơ thể hay áp dụng bên ngoài làn da sẽ kích thích lưu thông máu dưới da giúp thần sắc tươi tắn, làn da hồng hào hơn và cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng làn da trắng mịn, khỏe mạnh hơn.
Để phát huy tối đa công dụng của tía tô, dân gian còn kết hợp nó với sả để xông mặt. Vì sả có chứa nhiều chất oxi hóa có tác dụng tiêu tiệt các tế bào ung thư. Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau để xông mặt sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, thải độc và loại bỏ đi các lớp bụi bẩn bám sâu trong da.
*****
Để tránh tình trạng lỗ chân lông bị nở to ra và làm mất đi hiệu quả của phương pháp xông hơi từ lá tía tô và sả, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Chỉ nên áp dụng 2 lần/ tuần. Vì khi xông liên tục và quá nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng xấu cho da và sức khỏe của bạn.
- Hạn chế đi ra ngoài ngay sau khi xông mặt, vì lúc này da sẽ khá mềm và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
- Buổi tối là thời điểm thích hợp để xông,....
Các thông tin chia sẻ trong video chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo cơ địa của mỗi người khác nhau nếu các bạn sử dụng các dược liệu trên để trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ hoặc những người có chuyên môn nhé
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và thành công
Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021
Tagged under:
THỰC HƯ VỀ TÁC DỤNG CỦA NƯỚC CHANH SẢ GỪNG
Nước chanh gừng sả có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ tuy nhiên, không nên sử dụng để uống liên tục trong ngày.
- Gừng tươi là một vị thuốc trong đông y để ôn ấm tỳ vị, được chỉ định dùng trong viêm loét dạ dày - tá tràng. Có thể dùng hàng ngày, tuy nhiên nên dùng vào buổi sáng, vì theo y học cổ truyền thì dùng gừng vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ nhưng dùng buổi tối đôi khi có hại cho sức khoẻ như thuốc độc.
- Sả cũng là vị thuốc trong đông y có tác dụng chủ yếu trên tỳ vị và cũng có tính ôn ấm. Một số tác giả cũng cho rằng sả có tác dụng giải độc cơ thể, tác dụng này có lẽ có được do tăng cường khả năng tiết mật và tăng thải độc qua đường tiêu hoá hoặc qua đường tiết niệu, nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng.
- Chanh thì chia tác dụng khác nhau cho từng bộ phận của cây. Trong y học cổ truyền thường dùng vỏ quả chanh, còn lá chanh ít có đề cập.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)