300x250 AD TOP

Được tạo bởi Blogger.

Sample Text

Followers

Visitors

Blog Archive

Tìm kiếm Blog này

Thảo mộc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, dạ dày, viêm gan

Các loại thảo mộc

Contact

Pages

Unordered List

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

Tagged under:

Những tác dụng bất nhờ của cây Thù Lù (cây Lồng Đèn)| Sức Khỏe| Hằng Lê ...

Cây Thù Lù hay còn gọi là cây tầm bóp, cây lồng đèn, là loại cây mọc hoang rất phổ biến ở các vùng quê Việt Nam. Cây thù lù là một loại thảo dược được thu hái quanh năm, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Cây tầm bóp được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hoạch có thể dùng tươi hoặc phơi phơi khô tích trữ dùng dần. Tầm bóp tính vị mát, giải độc giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị Gout, tiểu đường vô cùng hiệu quả. Theo Đông Y, cây tầm bóp có vị đắng nhưng tính mát và không độc. Trong cây thù lù gồm một lượng lớn chất đạm, chất béo, vitamin C, khoáng chất và chất xơ. Mà đây đều là những thành phần dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể. Vậy nên, người ta thường dùng loại cây này để điều trị thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, cảm sốt, ho và tiêu đờm,..

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

Tagged under:

Công dụng trị bệnh của cây Sâm Tanh Tách (cây trái n.ổ) | Sức khỏe| Hằng Lê HG85

Công dụng trị bệnh của cây Sâm Tanh Tách (cây trái n.ổ) | Sức khỏe Trong cuộc sống của chúng ta có những điều thú vị mà chúng ta ít được biết đến, đó chính là công dụng của một số loại cây xung quanh chúng ta cứ ngỡ đó là bình thường nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hữu ich và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Cây quả nổ (sâm tanh tách) có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ. Dân gian thường sử dụng dược liệu này để giảm nóng sốt và điều trị các chứng bệnh về đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo,… Sâm tanh tách là loài thực vật nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 20 – 50cm, chỉ một số cây cao đến 80cm. Thân cây nhỏ, vuông, có màu lục pha tím đỏ và được phủ lông nhỏ. Lá có hình bầu dục, mọc đối xứng, mép lá có rìa lông cứng và mặt trên được bao phủ một lớp lông thưa. Rễ mọc thành củ, màu vàng nâu và có hình dạng tròn dài,... Một số tác dụng của cây Sâm tanh tách: chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu, cảm sốt, sỏi thận, cao huyết áp, gai cột sống, tiểu đường, thận hư,...

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Tagged under:

Tác dụng cây rau Nàng Hai | Cây Nàng Hai trị bệnh| Hằng Lê HG85

Tác dụng cây rau Nàng Hai, cây Nàng Hai trị bệnh Trong cuộc sống của chúng ta có những điều thú vị mà chúng ta ít được biết đến, đó chính là công dụng của một số loại cây xung quanh chúng ta cứ ngỡ đó là bình thường nhưng chúng lại có tác dụng vô cùng hữu ich và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Cây nàng hai hay còn gọi là tầm m.a, cây ngứa là loài cây thân thảo, rễ cọc. Cây mọc thẳng, có lá màu xanh lục. Lá cây có đường viền răng cưa. Các lá của cây mọc đối nhau. Thân cây có các gai tơ nhỏ, không phân nhánh. Hoa của cây nàng hai có màu trắng, mọc thành chùm. Mỗi hoa có kích thước nhỏ li ti. Tất cả các phần của cây nàng hai đều có thể sử dụng làm thuốc được: các cành non được hái vào mùa xuân để làm thuốc bổ và rau, rễ sẽ được thu hoạch vào mùa thu để làm thuốc lợi tiểu, và các phần trên ngọn như hạt, lá được hái vào mùa hạ khi cây đang trổ hoa. Đối với làn da, nơi thu hút sự chú ý cũng như biểu hiện tình trạng sức khỏe dễ nhận biết nhất, cây nàng hai có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, se khít lỗ chân lông, kháng viêm, trị rụng tóc, dưỡng tóc và trị gàu. Hơn thế nữa, nếu lấy cây nàng hai xay lấy nước hay dùng tình dầu của chúng thì bạn có thể giảm nhẹ các cơn đau đến từ các bệnh về khớp như: thấp khớp, bệnh gút và viêm gân. Người ta thường nghĩ đến cây nàng hai là loại cỏ mọc dại, không nhiều tác dụng nhưng thật sự, cây nàng hai đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ như là một vị thuốc. Một số các công dụng của loại thực dược này bao gồm: hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến, bổ sung chất xơ, trị nhiễm trùng đường tiểu, giảm các bệnh dị ứng, cải thiện kích thích và ham muốn, giúp cầm máu, hỗ trợ điều trị thiếu máu và đặc biệt là các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như khó tiêu và táo bón. Cách dùng: Dùng cây nàng hai bằng cách sắc dược liệu với nước để uống. Hoặc, người dùng có thể dùng lá tươi giã nát để điều trị bệnh. Một số tác dụng của nàng hai: -Trị mất ngủ -Trị sốt kéo dài -Trị nhức khớp -Chữa phong thấp